Lịch sử phát triển trường THPT Lê Quý Đôn - Bình Phước

Trường PTTH Lê Quý Đôn được thành lập ngày 29/08/1999, do thầy Đào Mạnh Thảo làm hiệu trưởng. Lúc ấy trường vô cùng khó khăn, thiếu phòng học nghiêm trọng , GV và HS phải dạy và học cả ở nhà xe, giữa bụi đất và tiếng ồn ào của xe cộ
Trường PTTH Lê Quý Đôn được thành lập ngày 29/08/1999, do thầy Đào Mạnh Thảo làm hiệu trưởng. Lúc ấy trường vô cùng khó khăn, thiếu phòng học nghiêm trọng , GV và HS phải dạy và học cả ở nhà xe, giữa bụi đất và tiếng ồn ào của xe cộ. Từ năm học 2001-2002 thầy đỗ Văn Dâng về tiếp quản nhà trường, làm hiệu trưởng thay cho thầy Đào Mạnh Thảo. Cơ sở vật chất và đời sống GV vẫn chưa được cải thiện bao nhiêu. Điện nước, nhà ở, phương tiện đi lại của GV đều phải thuê mướn, mua chịu, nhờ vả bên ngoài. Tuy vậy, nhờ sự nổ lực phấn đấu, nhờ vào tình thương và tâm huyết với nghề, CB-GV trường THPT Lê Quý Đôn đã vượt qua mọi khó khăn thử thách , xây dựng nhà trường khang trang, có bóng mát của cây xanh, có đường đi lại trong khuôn viên bằng bê tông, có sân khấu để HS biểu diễn văn nghệ và tổ chức các ngày lễ lớn. Được sự quan tâm của nghành và của địa phương, trường được xây dựng thêm 18 phòng học và làm việc, chấm dứt tình trạng học 03 ca. Các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao phát triển mạnh. Trong các cuộc thi GV giỏi, HS giỏi cấp huyện, trường đều có thành tích đáng ghi nhận.

 
DSC 0026

        Tập thể cán bộ, giáo viên trường THPT Lê Quý Đôn ngày 20 tháng 11 năm 2014
 
   Do số lượng HS phát triển nhanh chóng, trường không đủ điều kiện về cơ sở vật chất và cán bộ quản lý nên ngày 19/08/2004 trường PTTH Lê Quý Đôn được tách ra thành trường THCS Nguyễn Trường Tộ và Trường THPT Lê Quý Đôn. Kể từ ngày chính thức mang tên trường THPT Lê Quý Đôn, nhà trường có 52 CB-GV-NV, trong đó có 45 GV trực tiếp giảng dạy. Số lượng HS cả 3 khối 10,11, 12 là 992 em, được chia thành 26 lớp. Do chuyển sang cơ sở mới nên nhà trường lại rơi vào tình trạng khó khăn mới. Toàn bộ chỉ có 08 phòng để học và làm việc, còn 10 phòng khác phải mượn của trường Nguyễn Trường Tộ, khó khăn cho việc phụ đạo và bố trí các phòng thư viện, thiết bị thí nghiệm, phòng vi tính. Khu tập thể GV có 02 phòng chỉ đủ cho 08 cô ở, còn lại phải đi thuê ngoài. Nhà vệ sinh chỉ có 01 cái, không đảm bảo về kỹ thuật và môi trường, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Nước sinh hoạt chưa đảm bảo, có thời điểm GV ở tập thể phải đi tắm, giặt nhờ nhà dân cả tháng trời. Những khó khăn ấy đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của giáo viên. Tuy vậy, vượt lên hoàn cảnh,  cán bộ, giáo viên của trường luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, với lòng yêu nghề mến trẻ sẵn có của mình, đã không ngừng phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu của xã hội, hoàn thành tốt nhiệm vụ cao quý mà Đảng và nhà nước giao phó.
  Từ năm học 2005-2006, thầy Trương Tuấn Ngà về làm hiệu trưởng thay thầy Đỗ Văn Dâng.
Trên cơ sở phát huy những mặt mạnh, khắc phục những điểm yếu, lãnh đạo nhà trường đã đề ra những chiến lược, những quyết sách đúng đắn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của trường như nêu cao tinh thần dân chủ, đầu tư cho chuyên, đặt chuyên môn lên hàng đầu... Mặc dù cơ sở vật chất không có gì thay đổi, khó khăn vẫn đang chồng chất nhưng thầy và trò trường THPT Lê Quý Đôn luôn nêu cao tinh thần dạy và học, từng bước xây dựng trường lớp sạch đẹp, ngăn nắp. GV luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin . Năm học 2006-2007, GV các tổ đã thực hiện được 20 tiết dạy bằng công nghệ thông tin. Đến nay con số ấy đã tăng lên gấp 10 lần.
   Đổi mới công tác kiểm tra, thi cử cũng là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng của HS. Những bài kiểm tra một tiết đều cho học sinh kiểm tra chung đề để phát huy tinh thần tự giác học tập của học sinh đồng thời nhằm đảm bảo tính công bằng, khách quan giữa các lớp và giữa học sinh với nhau. Nhà trường thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Hai không”(Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục), kiên quyết xử lý những HS vi phạm quy chế, không cho HS không đủ chuẩn lên lớp. Nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo HS yếu kém, nhờ đó mà chất lượng được cải thiện rõ rệt. Năm học 2006-2007 đã có 04 em đạt HS giỏi tỉnh ở 03 môn : hóa, sinh và ngoại ngữ. Những năm gần đây, số lượng học sinh giỏi tỉnh đã tăng gấp đôi; số lượng học sinh đạt giải Olimpic và giải toán qua mạng được duy trì khá ổn định. Đặc biệt năm 2015, trường có một giải huy chương bạc quốc tế về cuộc thi sáng trẻ của em Đậu Bá Kiên ở lĩnh vực tin học. Đây là một niềm vinh dự lớn lao không chỉ của riêng nhà trường mà còn là niềm vinh dự của tỉnh, của quốc gia. Tỷ lệ HS yếu kém đã giảm xuống, tỷ lệ học sinh trung bình và khá tăng lên . Tỷ lệ HS đỗ tốt nghiệp đợt 1 năm 2006-2007 là 81.6 %, đứng thứ nhì toàn tỉnh(Chỉ sau trường chuyên Quang Trung); đợt 1 năm 2007-2008 là 89.6 %, tăng 8% so với năm trước. Tinh cả hai đợt thi, toàn trường đạt 96%. Số HS thi đỗ đại học và cao đẳng ngày càng nhiều. Năm học 2007-2008 có 18 em thi đỗ đại học, 46 em thi đỗ cao đẳng. Từ năm hoc 2008 – 2009 đến nay, nhiều năm liền chúng ta đạt tỷ lệ tốt nghiệp THPT là 100%, tỷ lệ học sinh thi đỗ đại học, cao đẵng trên 50%. Uy tín nhà trường nhờ đó ngày càng được củng cố, tạo được niềm tin cho phụ huynh và học sinh.
    Đươc sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, các ban ngành, trường đã được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp, đáp ứng tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất, phòng học, phòng chức năng… Năm học 2012-2013, giáo viên và học sinh chính thức được dạy và học ở khu trường mới, đó là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn lao mà sau 15 năm thành lập trường chúng ta mới có được. Khu hiệu bộ mặc dù không được xây dựng mới nhưng đã được đầu tư sửa chữa, nâng cấp nên rất gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo cho công tác hành chính-văn phòng, đoàn thể.
   Năm học 2014-2015, thầy Trương Tuấn Ngà chuyển công tác về trường phổ thông dân tộc nội trú Điểu Ong, thầy Nguyễn Văn Phát(Nguyên phó hiệu trưởng nhà trường) tiếp quản, giữ chức vụ hiệu trưởng. Với tinh thần cầu tiến, năng động, sáng tạo của tuổi trẻ, thầy Nguyễn Văn Phát đã có những bước cải tiến mới, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của giáo viên, tạo điều kiện để giáo viên phát huy hết khả năng của mình. Qua đó, tạo nên môi trường thân thiện, gần gũi, xây dựng tốt khối đoàn kết nội bộ trong nhà trường.
     Tính đến nay, trường THPT Lê Quý Đôn đã có trên 15 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Chừng ấy năm, trường đã có một bề dày lịch sử. Học sinh ra trường hôm nay, nhiều em đã thành đạt, đã công tác trên nhiều địa phương của mọi miền đất nước, giữ nhiều cương vị khác nhau. Riêng ở xã Đức Liễu, nhiều em ra trường đã trở về phục vụ địa phương. Ở trường mẫu giáo Tuổi thơ có em Thắm, em Huyền, em Hoa; Ở UB xã Đức Liễu có em Dương, em Thuận, em Bình…; Ở trường THCS Nguyễn Trường Tộ có em Liên, em Vân, em Xuân. Ở trường THPT Lê Quý Đôn có em Cần, em Trãi, em Thắng, em Kim Anh, em Duy là HS cũ của trường , đều có kiến thức vững vàng, đáp ứng được nhu cầu giáo dục của địa phương và của nghành. Nhiều giáo viên của trường, do hoàn cảnh gia đình phải chuyển công tác đến đơn vị khác đều được đơn vị tiếp quản đánh giá cao về trình độ chuyên môn cũng như đạo đức, tư cách nhà giáo.
        
                                                                                       Đức Liễu, ngày 23 tháng 10 năm 2015
 
                                                                                                Nguyễn Ngọc Thắng
 
VIDEO
Bộ giáo dục và đào tạo
Mas
Vnedu
Phần mềm quản lý
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập53
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm47
  • Hôm nay17,356
  • Tháng hiện tại541,874
  • Tổng lượt truy cập35,129,179
Thời khóa biểu
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây