Hội thảo "Thầy cô thay đổi vì trường học hạnh phúc"

Thứ hai - 30/11/2020 15:39
       Thực hiện nghị quyết của Chi bộ và phương hướng nhiệm vụ năm học 2020-2021 về triển khai mô hình Trường học hạnh phúc, chiều ngày 28/11/2020, Công đoàn Trường THPT Lê Quý Đôn đã tổ chức buổi Hội thảo với chủ đề "Thầy cô thay đổi vì trường học hạnh phúc". Về dự với buổi Hội thảo, có cô Lê Thị Bích Hạnh – BTCB, Hiệu trưởng; Thầy Huỳnh Văn Thông, thầy Nguyễn Đức Tính – PHT; cùng toàn thể CB,GV,NV nhà trường. 
a730a28e6e919fcfc680
       Cô Lê Thị Bích Hạnh - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Nhà trường
           Phát biểu tại Hội thảo, cô Lê Thị Bích Hạnh nhấn mạnh: Xây dựng mô hình trường học hạnh phúc là quyết tâm của tập thể HĐSP nhà trường, là nguyện vọng của phụ huynh HS, là tiền đề của một Trường chuẩn quốc gia. Vì vậy, Công đoàn phải cùng với Nhà trường triển khai sâu rộng tới toàn thể CB,GV, NV và người lao động về nội dung, tiêu chí, và các giải pháp để xây dựng Trường học hạnh phúc. Trong đó, thầy cô giáo phải là người chủ động thay đổi thì mới hướng tới được các giá trị của trường học Hạnh phúc.
05c1451e8901785f2110
Đ/c Phạm Văn Phú - CTCĐ đang triển khai Nội dung của Trường học hạnh phúc
      Chương trình Hội thảo gồm 2 phần chính. Phần thứ nhất, đ/c Phạm Văn Phú triển khai  các nội dung của trường học Hạnh phúc bao gồm: “Trường học hạnh phúc” là gì? Các trụ cột và tiêu chí của “Trường học hạnh phúc”? Các giải pháp xây dựng trường học hạnh phúc?
z2201195642224 58f6c15026660fb00f25471066e25da2
Các GV đang nghiên cứu tài liệu
         Ngoài ra còn cung cấp thông tin kết quả khảo sát 1000 HS trường THPT Lê Quý Đôn. Với câu hỏi: Các em mong muốn điều gì ở thầy cô giáo để được hạnh phúc hơn khi học tập dưới mái trường THPT Lê Quý Đôn? Kết quả thu được như sau:
STT Nội dung Tổng số ý kiến
Mong muốn
Tỉ lệ %
1 Mong giáo viên cười nhiều hơn 960 96
2 Mong giáo viên nhẹ nhàng hơn khi học sinh làm sai 926 92.6
3 Mong giáo viên đừng phê bình trước mặt bạn bè 865 86.5
4 Được tổ chức học tập xen kẽ vui chơi 953 95.3
5 Mong giáo viên đừng bắt học thuộc lòng quá nhiều 901 90.1
6 Mong giáo viên đừng nhắc lại môn học này là quan trọng 685 68.5
7 Mong giáo viên khen thưởng nhiều hơn trách móc 881 88.1
8 Mong giáo viên bớt bài tập về nhà 874 87.4
9 Mong được tăng cường thực tế, khám phá thực tiễn  931 93.1
10 Mong giáo viên hiểu tâm lí học sinh 970 97
11 Muốn giáo viên chăm chút vẻ bên ngoài 754 75.4
12 Yêu thương học trò như con 910 91
13 Công bằng với học sinh 980 98
14 Mong bài giảng ngắn gọn, dễ hiểu 946 94.6
15 Tôn trọng suy nghĩ của học sinh 976 97.6
16 Cư xử đúng chuẩn mực 954 95.4
17 Cần những tiết học lạ 865 86.5
18 Đừng bắt chép phạt 898 89.8
19 Mong thầy cô luôn thường xuyên cập nhật kiến thức 926 92.6
20 Mong thầy cô truyền cảm hứng, động lực học tập 974 97.4
     Phần thứ 2 là  thảo luận, lắng nghe các ý kiến của thầy cô: Thầy cô mong muốn điều gì từ phía lãnh đạo nhà trường, từ phía Công đoàn, từ xã hội, từ chính quyền địa phương, từ phụ huynh học sinh...Những khó khăn, vướng mắc....Sau một thời gian thảo luận, Hội thảo đã  lắng nghe và nhận được rất nhiều ý kiến từ phía thầy cô giáo. Những ý kiến này là cơ sở để lãnh đạo nhà trường tham khảo trong chương trình hành động hướng tới Trường học hạnh phúc. Tiếp sau đó, BTC đã đưa ra một số câu hỏi giải quyết tình huống sư phạm, khiến cho buổi Hội thảo trở nên sôi nổi
z2201194939431 99acb3c649a089b93a26da075d639f7f
z2201194932276 b1b0c046385cc79ba8de9bc1780a8266
z2201194940960 c35841156b18142b439b46221d90e5de
Một số hình ảnh các Gv đang tham gia thảo luận 
        Qua buổi Hội thảo, có thể khẳng định,  xây dựng trường học hạnh phúc là một trong những mong ước của các nhà trường. Đó là một ngôi trường mơ ước hướng tới các giá trị: Ở đó cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh được yêu thương, được hiểu, được tôn trọng, được có giá trị, được an toàn.Trường học hạnh phúc sẽ giáo dục học sinh phát huy tối đa phẩm chất và khả năng của mình, trở thành công dân toàn cầu, học để biết, học để làm... Để thực hiện được điều đó BGH và Công đoàn nhà trường có vai trò rất quan trọng tạo động lực để cho CB, GV, NV và NLĐ thay đổi    
                                                                                                                        Tác giả: Phạm Phú

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

VIDEO
Bộ giáo dục và đào tạo
Mas
Vnedu
Phần mềm quản lý
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập71
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm62
  • Hôm nay8,686
  • Tháng hiện tại308,528
  • Tổng lượt truy cập34,381,222
Thời khóa biểu
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây