Kê hoạch thực hiện Ngày pháp luật đối với học sinh THPT Lê Quý Đôn 2016-2017

KẾ HOẠCH
Thực hiện “Ngày pháp luật” nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đối với học sinh trong trường THPT Lê Quý Đôn năm học 2016 - 2017
 
SỞ GD&ĐT BÌNH PHƯỚC
TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN
 
 
 
 
Số:  01 /KH/ NPL – LQĐ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
Đức Liễu, ngày 3  tháng 10 năm 2016
 
KẾ HOẠCH
Thực hiện “Ngày pháp luật” nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đối với học sinh trong trường THPT Lê Quý Đôn năm học 2016 - 2017
 
 
         
Thực hiện Quyết định số 606/QĐ- BGD-ĐT ngày 2/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về việc ban hành “Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học sinh trong trường THPT giai đoạn 2015 – 2017”
 Thực hiện Kế hoạch số 601/KH-SGDĐTBP ngày 07/3/2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Phước về việc Thực hiện Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học sinh trong trường THPT giai đoạn 2015 – 2017,
Căn cứ Kế hoạch số 218/KH-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Phước triển khai thực hiện “Ngày pháp luật” nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2016 trên địa bàn tỉnh tỉnh Bình Phước.
 Thực hiện công văn số 3881/SGDĐT- PC ngày 15 tháng 9 năm 2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo  Bình Phước về việc hướng dẫn tổ chức ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2016 trong nghành Giáo dục đào tạo. Trường THPT Lê Quý Đôn xây dựng kế hoạch Thực hiện “Ngày pháp luật” nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2016 cho học sinh trong trường THPT Lê Quý Đôn năm học  2016 – 2017 cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành nhân cách, rèn luyện hành vi ứng xử cho thế hệ trẻ, tạo nếp sống, hành động “sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.”
- Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng và bổ sung kịp thời cho công tác PBGDPL trong chương trình chính khóa của học sinh.
- Thực hiện giáo dục pháp luật trong nhà trường là góp phần đưa pháp luật đến với những công dân trẻ tuổi bằng con đường ngắn nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất. Học sinh là những công dân đang trên bước đường trưởng thành, những người lao động, chủ nhân tương lai của đất nước. Đối với các em, hiểu biết pháp luật là một bộ phận của học vấn và ý thức pháp luật là một thành phần quan trọng không thể thiếu được của nhân cách. Thông qua giáo dục pháp luật trong nhà trường, các em được trang bị những tri thức pháp luật, xây dựng, hình thành ở các em lối sống lao động và học tập theo pháp luật với đầy đủ ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của người công dân. Với vốn kiến thức và ý thức pháp luật được trang bị, các em phải dần dần tự điều chỉnh hành vi của mình theo khuôn khổ của pháp luật một cách tự giác. Có thể nói rằng việc giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên là một yêu cầu khách quan nhằm chuẩn bị một cách có hệ thống cho thế hệ trẻ vào đời, biết sống và làm việc theo pháp luật, góp phần xây dựng một nhà nước pháp luật, một xã hội có kỷ cương.
2. Yêu cầu
-  Hoạt dộng ngoại khóa cần bám sát nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục, bám sát kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và thống nhất với chương trình giáo dục chính khóa.
- Hoạt động ngoại khóa cho học sinh phải được đảm bảo về tính thống nhất, đồng bộ,  chất lượng,  phù hợp với chương trình chính khóa phải tiến hành nghiêm túc theo kế hoạch đã đề ra và phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật phải lựa chọn các hình thức, phương pháp, cách thức tiến hành phong phú, hấp dẫn, sáng tạo gắn với việc nâng cao đạo đức xã hội; tuyên truyền, phổ biến giáo dục cho học sinh thiết thực, bổ ích.
- Chương trình, nội dung giáo dục phải gắn với tình hình, kết quả công tác bảo đảm việc giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng những vấn đề lý luận phù hợp, chú trọng việc thực hành kiến thức, kỹ năng được giảng dạy trong nhà trường.
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC THỰC HIỆN
1. Nội dung
- Phổ biến, giáo dục những quy định pháp luật cơ bản liên quan cần thiết tới học sinh như: Quyền con người; quyền công dân theo Hiến pháp 2013, pháp luật về thanh thiếu niên; luật giao thông đường bộ, luật phòng chống ma túy và các tệ nạn mại dâm; luật bình đẳng giới và phòng chống HIV/ AIDS; luật bảo vệ tài nguyên và môi trường; phổ biến các nội dung luật biển Việt Nam về các chủ quyền biển đảo và chiến lược biển của Việt nam, pháp luật cư trú, luật lao động; luật hôn nhân và gia đình; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; luật phòng cháy chữa cháy; các hiểu biết về phòng, chống giảm nhẹ thiên tai, biến đổi khí hậu, tiết kiệm năng lượng, các quy định pháp luật liên quan đến công tác đảm bảo an ninh, trật tự, nếp sống văn minh đô thị và quy định của chính quyền địa phương đối với học sinh cư trú trên địa bàn.
- Phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giáo dục có liên quan đến học sinh như: Luật giáo dục năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục 2009; các quy chế quy định liên quan đến kì thi THPT , các quy định của nhà trường; các chế độ chính sách ưu đãi cho học sinh và những nội dung trọng tâm của năm học 2015 -2016.
Bên cạnh đó tập trung có chiều sâu và hiệu quả các nội dung trọng tâm khác của nghành như: đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giáo dục chuẩn mực đạo đức công dân cho học sinh.
2. Hình thức thực hiện
- Đối tượng: Học sinh khối 10,11,12 trường THPT Lê Quý Đôn.
- Thời gian thực hiện: Vào tiết 2 ngày thứ hai tuần thứ ba hàng tháng.
- Khẩu hiệu tuyên truyền: “Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trường THPT Lê Quý Đôn luôn tôn trọng và chấp hành đúng quy định Hiến pháp và pháp luật”
- Biện pháp thực hiện:
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho học sinh. Nói chuyện pháp luật, viết báo tường, sinh hoạt theo chủ đề pháp luật, tọa đàm, hội thảo chuyên đề.
- Áp phích, tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu.
- Tuyên truyền thông qua các buổi nói chuyện, tổ chức ngày hội, sự kiện, trong các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn thông qua hệ thống phát thanh, Website của nhà trường...
- Các giờ giảng dạy GDCD trên lớp, tuyên truyền, giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khóa, các hội thi sân khấu hóa.
- Tổ chức đưa thông tin pháp luật trên Bản tin của trường, hệ thống phát thanh học đường. Thông qua Bản tin và hệ thống phát thanh học đường phổ biến những điều cần biết về pháp luật cho cán bộ, giáo viên và học sinh.
- Phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật thông qua tủ sách pháp luật trong nhà trường. Giới thiệu giáo viên và học sinh địa chỉ các website về pháp luật.
3/ Nội dung cụ thể:
STT NỘI DUNG THỜI GIAN NGƯỜI THỰC HIỆN
1 Luật giao thông đường bộ Tháng 09 - 2016 Nguyễn Thị Trà Giang
Nguyễn Thị Duân
2 Luật sửa đổi một số điều Luật bảo hiểm y tế (sửa đổi năm 2014). Tháng 10 - 2016 Trần Thị Thu Hường
Nguyễn Thị Duân
  Luật thanh niên, Phòng chống thuốc lá, Vệ sinh an toàn thực phẩm… Tháng 11 - 2016 Nguyễn Thị Trà Giang
Nguyễn Thị Duân
3 Bộ Luật dân sự. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013; Tháng 12 - 2016 Trần Thị Thu Hường
Nguyễn Thị Duân
4 Tuyên truyền, phổ biến Luật phòng, chống ma túy. Tuyên truyền giáo dục phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Tháng 01 - 2017 Nguyễn Thị Trà Giang
Nguyễn Thị Duân
5 Luật bình đẳng giới, Luật HN&GĐ’ Luật phòng chống bạo lực gia đình. Luật Bình đẳng giới Tháng 02 - 2017 Trần Thị Thu Hường
Nguyễn Thị Duân
6 Luật biển Việt nam, chủ quyền về biển đảo và chiến lược biển của Việt Nam. Luật Thanh niên Tháng 03 - 2017 Nguyễn Thị Trà Giang
Trần Thị Thu Hường
Nguyễn Thị Duân
7 Luật giáo dục. Luật nghĩa vụ quân sự Tháng 04 - 2017 Trần Thị Thu Hường
Nguyễn Thị Duân
8 Luật tài nguyên và môi trường Luật phòng, chống tham nhũng Tháng 05 - 2017 Nguyễn Thị Trà Giang
Nguyễn Thị Duân
III. Tổ chức thực hiện
- Ban tuyên truyền phổ biến và giáo dục pháp luật xây dựng  kế hoạch phối hợp với Đoàn trường triển khai thực hiện tới tất cả các chi đoàn học sinh của trường. Hàng tháng, hàng kì báo cáo kết quả thực hiện về cho Chi ủy chi bộ, Ban giám hiệu kiểm tra, theo dõi.
-  Căn cứ vào tình hình thực tế, đánh giá mức độ và đề ra kế hoạch, nội dung tuyên truyền cụ thể của từng tháng trên cơ sở tham khảo ý kiến các tổ chức, bộ phận đoàn thể, thành viên tổ.
- Tổ viên tổ GDCD: Chịu trách nhiệm sưu tầm, biên soạn tài liệu sinh hoạt “Ngày Pháp luật” theo chủ điểm tháng. Có trách nhiệm báo cáo các chuyên đề trong toàn thể học sinh trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa sau tiết chào cờ tiết 2 tuần thứ 3 hàng tháng. Đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức chấp hành luật, đặc biệt giáo dục ý thức chấp hành tốt nội quy nhà trường trên trang web của trường thptlqd.edu.vn
          Trên đây là kế hoạch thực hiện chương trình phổ biến giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học sinh của trường THPT Lê Quý Đôn đề nghị Ban TTPL, tổ GDCD, GVCN lớp phối hợp Đoàn trường triển khai thực hiện.
 
 
Nơi nhận:                                                                                             
- BGH trường THPT - LQĐ
- ban TTPL
- Tổ GDCD
- Đoàn trường
- Lưu VT.
 
 
       HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
       
 
 
 
 

  Ý kiến bạn đọc

VIDEO
Bộ giáo dục và đào tạo
Mas
Vnedu
Phần mềm quản lý
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm14
  • Hôm nay7,606
  • Tháng hiện tại229,791
  • Tổng lượt truy cập33,312,385
Thời khóa biểu
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây