Trường THPT Lê Quý Đôn xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc”

Thứ sáu - 20/03/2020 17:53

Trường học hạnh phúc là trường học đề cao cảm xúc tích cực của mỗi cá thể trong nhà trường, các mối quan hệ tốt đẹp, trên cơ sở tinh thần dân chủ, công bằng, tôn trọng sự khác biệt, lắng nghe lẫn nhau, đồng cảm, yêu thương và chia sẻ. Bên cạnh phương pháp giảng dạy vui vẻ, lôi cuốn, học sinh được tự do sáng tạo, có môi trường gắn kết nhau; giáo viên, học sinh và người lao động có cơ hội thể hiện, khẳng định và được công nhận giá trị của bản thân. Việc lựa chọn xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc” tại trường trung học phổ thông (THPT) Lê Quý Đôn mang đến hứa hẹn mới cho sự phát triển của nhà trường trong thời gian tới.

Theo TS Ngô Thanh Huệ, chuyên gia tư vấn tâm lý trẻ em và giáo dục của Viện Tâm lý và Tâm thần học Việt - Pháp, giảng viên khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng “Trẻ hạnh phúc và thoải mái khi đến trường ảnh hưởng đến kết quả học tập. Cụ thể, những học sinh hài lòng với cuộc sống ở trường sẽ phát triển tốt hơn, có khả năng thích ứng với môi trường cao hơn, làm gia tăng nguồn lực cá nhân”. Vì thế, giáo dục với vai trò quan trọng của mình cũng cần phải được nhìn nhận, được tiếp cận ở việc mang lại hạnh phúc cho người học và nhà trường phải trở thành trường học hạnh phúc. Tuy nhiên trong những năm gần đây, số học sinh gặp các vấn đề ở trường dẫn tới việc trốn học, bỏ học, trầm cảm, rối loạn tâm lý hay trầm trọng hơn là tự tử ngày càng nhiều. Điều đó cho thấy trẻ không hạnh phúc khi ở trường. Những hiện tượng trên ít nhiều đã làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, đến mối quan hệ giữa nhà trường với học sinh và phụ huynh học sinh ở một số nơi. Điều này càng cho thấy việc xây dựng “Trường học hạnh phúc” là cần thiết.

Trường THPT Lê Quý Đôn là một ngôi trường được đặt ở huyện Bù Đăng với điều kiện cơ sở vật chất và các nguồn lực khác còn nhiều khó khăn. Song với mong muốn Nhà trường sẽ có đột phá mới tạo nên một môi trường giáo dục mà nơi đó học sinh, thầy cô đều hạnh phúc khi đi đến trường, Ban Giám hiệu Nhà trường đã lựa chọn và quyết tâm xây dựng nhà trường theo mô hình “Trường học hạnh phúc”.

Vậy Trường học hạnh phúc là gì và Nhà trường đã triển khai những gì để xây dựng  mô hình “Trường học hạnh phúc”?

Liên Hợp Quốc từng thừa nhận “hạnh phúc là một trong những quyền cơ bản của con người”. Mô hình “Trường học hạnh phúc” được lấy cảm hứng từ mô hình Happy School của UNESCO, nghĩa của cụm từ “Trường học hạnh phúc” có thể hiểu là nơi không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh. “Trường học hạnh phúc” là nơi thầy cô và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau. Đồng thời, nơi đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một niềm hạnh phúc.

Các tiêu chí để xây dựng trường học hạnh phúc là gì?

Trong “Hội thảo thầy cô thay đổi hướng tới trường học hạnh phúc do Sở GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Vĩnh Phúc” tổ chức, TS. Nguyễn Ngọc Ân cho rằng: “Có 3 yếu tố chính để tạo nên trường học hạnh phúc đó là Con người, Môi trường làm việc và Phong cách làm việc. Trường học hạnh phúc đề cao cảm xúc tích cực của mỗi cá thể trong nhà trường, các mối quan hệ tốt đẹp, trên cơ sở tinh thần dân chủ, công bằng, tôn trọng sự khác biệt, lắng nghe lẫn nhau, đồng cảm, yêu thương và chia sẻ. Bên cạnh phương pháp giảng dạy vui vẻ, lôi cuốn, học sinh được tự do sáng tạo, có môi trường gắn kết nhau; giáo viên, học sinh và người lao động có cơ hội thể hiện, khẳng định và được công nhận giá trị của bản thân”.

Theo Quan điểm của bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ trong Lễ phát động “Triển khai Kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc: “Có ba tiêu chí quan trọng để xây dựng nên một trường học hạnh phúc đó là yêu thương, an toàn và tôn trọng, đồng thời xác định hoạt động nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo - người lao động là yếu tố quyết định để xây dựng nên một trường học hạnh phúc”. Về tiêu chí yêu thương: yêu thương là sự quan tâm, chia sẻ, tin tưởng, hỗ trợ và bao dung giữa các cá nhân với nhau. “Trường học hạnh phúc” là nơi thầy cô, học sinh cũng như phụ huynh đều cảm thấy hạnh phúc trong quá trình dạy và học. Đó là nơi tình yêu thương giữa các nhà giáo với nhau, giữa thầy và trò, giữa học sinh với nhau được trân trọng và bồi đắp hằng ngày. Tiêu chí an toàn: Trường học hạnh phúc phải là nơi an toàn cho các hoạt động dạy và học của thầy trò, không tồn tại cách hành xử bạo lực, không diễn ra các hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những sự việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm, tính mạng nhà giáo và HS. Tiêu chí tôn trọng: là nhu cầu tất yếu của con người, trong môi trường giáo dục sự tôn trọng cần được quan tâm nhiều hơn. Trường học hạnh phúc là nơi bên cạnh việc lưu tâm truyền thụ kiến thức, kỹ năng, thái độ cho học sinh, còn chú trọng giáo dục cảm xúc cho các em. Mọi xúc cảm riêng biệt, cá tính sáng tạo của thầy và trò được tôn trọng, chứ không bị áp đặt một cách máy móc, rập khuôn theo phương cách giáo dục xưa cũ lỗi thời, lạc hậu.

Trên cơ sở điều kiện thực tiễn, Ban Giám hiệu trường THPT Lê Quý Đôn, Bù Đăng đã cho rằng: Để xây dựng thành công “Trường học hạnh phúc”, trước hết phải xây dựng môi trường hạnh phúc, giáo viên hạnh phúc. Thầy cô hạnh phúc trong công việc của mình, từ đó mới lan tỏa hạnh phúc đến học sinh. Thầy cô hạnh phúc, học sinh hạnh phúc sẽ tạo nên lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc. Khi ấy, niềm hạnh phúc không chỉ bó hẹp dưới mái trường, mà còn lan toả, song hành cùng gia đình hạnh phúc, xã hội hạnh phúc.Với quan điểm như trên, để xây dựng trường học hạnh phúc theo đúng với các tiêu chí của nó của Bộ GD&ĐT, vừa căn cứ trên điều kiện thực tế, nhà trường đã đề ra các nhiệm vụ cụ thể để thực hiện như sau:

1. Ngay từ đầu năm học mới, nhà trường cần tổ chức đối thoại với học sinh, tạo diễn đàn để các em giao tiếp, mạnh dạn trao đổi những tâm tư, nguyện vọng, nói lên những đề xuất, kiến nghị của mình. Tất nhiên, không phải chỉ dừng lại ở việc lắng nghe học sinh nói, kiến nghị hay đề xuất, mà quan trọng là lãnh đạo nhà trường, thầy cô giáo cùng các ban, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như: Ban giám thị, Ban tư vấn, Đoàn thanh niên, các tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm... phải hành động để đáp ứng những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của học sinh. Từ cán bộ quản lý đến mỗi giáo viên cần tận tụy, nói đi đôi với làm, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của học sinh, đồng thời giải trình để các em hiểu những ý kiến, đề xuất nào không đáp ứng được, lý do tại sao, bởi các em có quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội, các em chính là đối tượng trung tâm và là chủ nhân của "trường học hạnh phúc".

2. Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tiếp học sinh, phụ huynh học sinh để kịp thời nắm bắt về hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của các em nhằm phối hợp với gia đình trong giáo dục học sinh. Đặc biệt là hoạt động của phòng tư vấn tâm lý học sinh phải đi vào chiều sâu, giáo viên làm công tác giáo viên chủ nhiệm không chỉ nhiệt tình, tâm huyết, yêu thương học trò mà còn phải hiểu biết nhiều lĩnh vực kiến thức... để có thể giúp học sinh tháo gỡ những vướng mắc, định hướng thái độ, hành vi cho các em trong việc xử lý những tình huống trong thực tiễn. Trên thực tế, không phải học sinh nào khi gặp khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống cũng mạnh dạn, dám đối diện với giáo viên tư vấn để trao đổi, chia sẻ.

3. Đoàn thanh niên thành lập các câu lạc bộ, đội, nhóm đồng thời đa dạng hóa các hình thức hoạt động để tạo những sân chơi bổ ích, lý thú giúp các em thể hiện được khả năng của bản thân, hình thành những kỹ năng mềm quan trọng, hữu ích.

4. Giáo viên chủ nhiệm yêu thương và có trách nhiệm cao với học sinh, biết gắn kết và xây dựng tập thể lớp chủ nhiệm đoàn kết, biết quan tâm, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ nhau..., để mỗi ngày các em đến lớp học với niềm vui, yêu bạn bè, thầy cô, mái trường.

5. Nhà trường khuyến khích học sinh trồng và chăm sóc cây xanh, tạo thêm những không gian xanh trong lớp học, trường học, vệ sinh môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn; Xây dựng ngôi trường không có khói thuốc lá; Căn tin nhà trường phải luôn bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm... Nhà trường phải thắt chặt an ninh, phối hợp chặt chẽ với công an địa phương trong việc bảo đảm trật tự an toàn trường học, không để cho ma túy và tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học.

6. Thư viện nhà trường luôn cập nhật những cuốn sách, tài liệu, "cẩm nang" liên quan đến tuổi trẻ học đường, luôn mở rộng cửa chào đón các em, giúp các em có thêm sự hiểu biết để phát triển một cách tự nhiên và ươm mầm cho ước mơ, khát vọng của tuổi trẻ. Ngoài ra, nhà trường thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên đề về đạo đức nhà giáo, tiếp tục triển khai có hiệu quả các cuộc vận động: "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo""Xây dựng nhà trường văn hóa - nhà giáo kiểu mẫu - học sinh thanh lịch"...

Cùng với việc đề ra nhiệm vụ cụ thể, về góc độ quản lý giáo dục Ban Giám hiệu nhà trường đã đề xuất một số giải pháp góp phần thực hiện thành công mô hình này của nhà trường như sau:

Thứ nhất: Bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh về sự cần thiết của việc xây dựng mô hình trường học hạnh phúc: Vấn đề nhận thức là vấn đề đặc biệt quan trọng, khi nhận có nhận thức đúng đắn thì mới có những hành động đúng đắn. Nhận thức của các lực lượng này thông hiểu sâu sắc thì việc thực hiện các nhiệm vụ trong nhà trường sẽ hiệu quả hơn. Biện pháp này nhằm tạo sự thống nhất, đoàn kết trong tập thể sư phạm nhà trường, từ đó hành động và nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh trong việc thực hiện sứ mệnh lớn lao nhà trường đề ra.

Thứ haiVận dụng và thực hiện hiệu quả các chức năng quản lý giáo dục trong việc xây dựng mô hình trường học hạnh phúc.

Năng lực thực hiện các chức năng quản lý gồm: năng lực lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, lãnh đao, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, cuối cùng là tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá. Để thực hiện tốt biện pháp này, nhà trường thực hiện các bước sau:

Lập kế hoạch: Giúp cho cán bộ quản lý hoàn thiện kỹ năng, phương pháp cũng có một bức tranh toàn cảnh về mô hình trường học hạnh phúc. Do đó ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch xây dựng mô hình trường học hạnh phúc với các bước như sau: (1) Phân tích tình hình, đánh giá thực trạng của nhà trường; (2) Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức; (3) Xác định mục tiêu cần đạt, nội dung và chương trình phù hợp đặc điểm, tình hình của nhà trường; (4) Xác định các lực lượng tham gia, phối hợp; lực lượng chủ trì; (5) Phân tích nguồn tài chính, lựa chọn phương tiện, con đường, chương trình hành động cụ thể để thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch; (6) Hoàn thành kế hoạch, phê duyệt kế hoạch, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch (nếu có).

Tổ chức thực hiện: Để công tác tổ chức đạt hiệu quả, cán bộ quản lý đứng đầu là Hiệu trưởng nhà trường thực hiện tốt các quy trình sau: (1) Xác định chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận công tác, từng mảng công việc. Phân chia toàn bộ công việc thành các nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên hay các bộ phận trong tổ chức một cách khoa học; (2) Lập danh sách công việc cần phải hoàn thành để đạt được mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch; (3) Xác định thứ tự ưu tiên công việc của từng cá nhân, bộ phận; (4) Tổ chức khai thác và tiếp nhận nguồn lực phục vụ cho hoạt động; (5) Thiết lập cơ chế phối hợp, tạo sự liên kết hoạt động giữa các thành viên và bộ phận trong nhà trường, cung ứng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xây dựng mô hình trường học hạnh phúc.

Tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo: Để thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong việc xây dựng mô hình trường học hành phúc thực hiện các bước sau: (1) Ban hành các quyết định quản lý về việc xây dựng mô hình trường học hạnh phúc; (2) Thường xuyên đôn đốc, động viên và khích lệ các bộ phận, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; (3) Tiến hành giám sát và sửa chữa trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao của các bộ phận và cá nhân; (4) Thúc đẩy các hoạt động phát triển.  

Kiểm tra, đánh giá: để thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá cần thực hiện theo trình tự các nội dung dưới đây: Lập kế hoạch kiểm tra, xây dựng các tiêu chí đánh giá; Thành lập đoàn, tổ, nhóm kiểm tra, đánh giá; Tiến hành kiểm tra, đánh giá; Báo cáo đánh giá kết quả kiểm tra, đánh giá.

Thứ ba: Phát huy hiệu quả các nguồn lực phục vụ hoạt động xây dựng mô hình trường học hạnh phúc. Muốn thực hiện tốt 4 chức năng quản lý, các nội dung, phương pháp, hình thức xây dựng mô hình trường học hạnh phúc thì yếu tố nguồn lực là rất quan trọng, không thể thiếu được. Vì vậy, cần phát huy hiệu quả các nguồn lực phục vụ hoạt động này. Để thực hiện biện pháp này, cán bộ quản lý nhà trường cần thực hiện như sau: (1) Xác định các nguồn lực cụ thể bao gồm: nhân lực, tài lực, vật lực, tin lực của trường và cộng đồng phục vụ hoạt động xây dựng mô hình mới của trường; (2) Tổ chức sinh hoạt bồi dưỡng ý thức, trách nhiệm, tích cực đóng góp công sức, tài chính, của cải cho hoạt động này; (3) Tiến hành tổ chức huy động các nguồn lực có thể huy động đạt kết quả; (4) Triển khai sử dụng các nguồn lực phục vụ hoạt động xây dựng trường học hạnh phúc trên tinh thần tiết kiệm, đảm bảo kết quả cao.

Thứ tư: Hoàn thiện cơ chế phối hợp với các lực lượng bên ngoài nhà trường. Lực lượng trong và ngoài nhà trường có ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng trường học hạnh phúc. Xây dựng kế hoạch, cơ chế phối hợp hoạt động về nội dung, biện pháp, cơ chế, trách nhiệm giữa nhà trường với các lực lượng bên ngoài nhà trường như: chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, cha mẹ học sinh, các cá nhân.... Tổ chức hội nghị, phổ biến kế hoạch xây dựng trường học hạnh phúc trong đó chú ý đến nội dung, biện pháp, cơ chế, trách nhiệm giữa nhà trường với các lực lượng bên ngoài nhà trường như: chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, cha mẹ học sinh, các cá nhân... Triển khai các văn bản liên quan nhằm tạo sự chuyển biến ý thức tham gia phối hợp quản lý hoạt động xây dựng mô hình này của nhà trường. Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục làm tốt vai trò tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về công tác này.

Như vậy xây dựng "Trường học hạnh phúc" nhằm tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, dân chủ, văn minh; học sinh mỗi ngày đến trường đều cảm thấy đó là thế giới mà mình thuộc về, là nơi mình có thể tin cậy và tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh cho những vấn đề của cuộc sống. Đây là hướng đi đúng của nhà trường, cũng là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của Ngành Giáo dục hiện nay và trong chặng đường dài trước mắt. Với sự tâm huyết, nỗ lực và năng lực quản lý của ban giám hiệu, tinh thần đoàn kết của tập thể sư phạm nhà trường cùng với đó sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, sự hướng dẫn chuyên môn Sở GD&ĐT Bình Phước, sự ủng hộ về mọi mặt của cha mẹ học sinh, toàn xã hội, ta tin rằng trong thời gian tới nhà trường sẽ xây dựng thành công mô hình “Trường học hạnh phúc” tạo nên bước khởi sắc mới, bộ mặt mới cho trường THPT Lê Quý Đôn. Đây là mô hình hay phù hợp với điều kiện của tất cả các trường THPT trên địa bàn Tỉnh. Nếu xây dựng thành công mô hình” trường học hạnh phúc” sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng, của tỉnh nhà nói chung. 


Tập thể sư phạm nhà trường “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”

Học sinh THPT Lê Quý Đôn “ Mỗi ngày đến trường là một ngày hạnh phúc”

Ngôi trường sạch sẽ, ấm áp khang trang tạo nên tâm lý vui vẻ hạnh phúc cho cán bộ, giáo viên, học sinh khi đến trường

Tác giả: Báo Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

VIDEO
Bộ giáo dục và đào tạo
Mas
Vnedu
Phần mềm quản lý
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập145
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm139
  • Hôm nay28,314
  • Tháng hiện tại386,448
  • Tổng lượt truy cập30,757,393
Thời khóa biểu
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây